TP.HCM: Mr.Giang - 0979 798 052     TP.Cần Thơ: Mr.Thịnh - 0986 972 097
Blog lưu trữ

Blog

RSS
Phân Biệt Các Thiết Bị MCB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB, RCB- 07 Tháng Tám 2015

Sau đây là viết tắt và chức năng các thiết bị bảo vệ: MCCB, MCB, RCCB, RCCB, RCBO, RCD, ACB
ACB: (air circuit breaker) Máy cắt không khí
ACB thường được dùng cho điện áp hạ áp, dùng cho các feeder cấp nguồn hoặc các tải có dòng làm việc lớn, thường thì dòng làm việc lớn hơn 400A có thể chọn ACB, còn nhỏ hơn thì có thể chọn MCCB,

VCB: (Vacuum Circuit Breakers) máy cắt chân không
VCB thường được dùng ở điện áp trung áp trở lên khoảng từ 6.6kV

MCCB: (moulded case circuit breaker) là aptomat khối, thường có dòng cắt ngắn mạch lớn (có thể lên tới 80kA)

MCB: (Miniature Circuit Bkeaker) là aptomat loại tép, thường có dòng cắt định và dòng cắt quá tải thấp (100A/10kA)

RCCB: (Residual Current Circuit Breaker)là thiết bị chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2 P, 4P

RCBO: (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection)là thiết bị chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2P có thêm bảo vệ cho quá dòng

ELCB: (Earth Leakage Circuit Breaker) Thiết bị chống dòng rò, thực chất là loại MCCB hay MCB bình thường có thêm bộ cảm biến dòng rò. Loại này vừa bảo vệ ngắn mạch, vửa bảo vệ quá tải, vừa bảo vệ dòng rò ( nên giá đắt hơn. Có khi bộ RCD trong ELCB còn đắt gấp hàng chục lần RCCB hay RCBO bình thường).

Tuy nhiên, nếu nhìn trên góc độ mạch điện và các nguyên tắc bảo vệ thì rõ ràng RCCB và ELCB hoàn toàn giống nhau (bảo vệ chống dòng rò – dòng dư thừa, chống giật), chỉ khác nhau về tên gọi và ELCB có loại cấu tạo như MCCB (còn RCBO chỉ có cấu tạo dạng tép như MCB)

RCBO = ELCB = RCCB + MCB (MCCB)

RCD: (Residual Current Device) là một thiết bị luôn gắn kèm (gắn thêm) với MCCB hay MCB để bảo vệ chống dòng rò

Mục đích là sử dụng để chống giật được sử dụng tại độ nhậy 30mA ( thực ra vẫn giật nhẹ). Nếu dùng tốt nhất là 10mA nhưng giá rất đắt tiển

Khi lắp thiết bị chống dòng rò trực tiếp cho phụ tải thì thường có dòng rò là 30mA, đối với mạch điện tổng cho một khu vực, hay một tầng của nhà, hay một căn hộ thì tùy thuộc vào mức độ nên lắp thiết bị có dòng rò 100-200-300mA… Nghĩa là lắp theo phân cấp, càng gần phụ tải thì lắp thiết bị chống dòng rò càng bé.nói chung là sử dụng

Trích từ web: http://vnk.edu.vn/

( d)
Ứng dụng biến tần điều khiển tự động tiết kiệm điện cho ngành vật liệu xây dựng- 11 Tháng Tư 2014

Ứng dụng biến tần điều khiển tự động tiết kiệm điện cho ngành vật liệu xây dựng

Biến tần điều khiển tự động sẽ điều khiển động cơ không đồng bộ với tốc độ khác nhau, bảo đảm đủ năng lượng cho từng giai đoạn hoạt động ở từng thời điểm vận hành cụ thể.

bientantknl
Áp dụng bộ biến tần vào băng chuyền vật liệu sẽ tiết kiệm điện năng.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để tiết giảm chi phí sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang là một vấn đề quan tâm. Nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nói chung và ngành sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ nói riêng được các nhà sản xuất hết sức chú trọng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 50 nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ. Trong đó có 5 nhà máy sử dụng năng lượng trọng điểm (nhà máy gạch KATALAN, Viglacera, nhà máy gạch kiềm tính Từ Sơn, Công ty CP gạch Cầu Ngà, nhà máy sứ thủy tinh cách điện). Bình quân sử dụng điện trong lĩnh vực này khoảng 100 triệu kWh/năm. Trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng, gốm lại có mức tiêu hao năng lượng tương đối lớn. Tiêu hao năng lượng nhiều nhất trong sản xuất vật liệu xây dựng là khấu chế biến nguyên liệu đầu vào (thái, nhào, trộn, khuấy…). Khâu đùn ép sản phẩm là công đoạn vận hành động cơ không tải- có tải không đều nên hao phí điện năng cũng khá nhiều. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần sử dụng các biện pháp công nghệ tác động vào quá trình hoạt động của các khâu sản xuất này để tiết kiệm năng lượng điện, giảm chi phí sản xuất.

Qua nghiên cứu công nghệ sản xuất của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, gốm trên địa bàn có sử dụng động cơ điện, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã khuyến cáo các doanh nghiệp nên lựa chọn giải pháp công nghệ “ứng dụng biến tần điều khiển tự động” tác động vào các khâu sản xuất có mức tiêu hao năng lượng lớn nhằm nâng cao hiệu suất làm việc của động cơ điện, tiết kiệm điện năng. Biến tần điều khiển tự động sẽ điều khiển động cơ không đồng bộ với tốc độ khác nhau, bảo đảm đủ năng lượng cho từng giai đoạn hoạt động ở từng thời điểm vận hành cụ thể. Đồng thời còn có tác dụng điều khiển quá trình khởi động và dừng chính xác động cơ trên hệ thống băng tải theo mức tải phù hợp với từng thời điểm khác nhau.

Việc tác động thay đổi tốc độ của động cơ thích hợp sẽ đặc biệt tiết kiệm năng lượng, bởi vì công suất tiêu thụ điện tỷ lệ bậc 3 với tốc độ. Thực tế áp dụng cho thấy: Khi sử dụng biến tần tác động vào động cơ bơm nước công suất định mức 30 kW, số vòng quay định mức là 2.960 vòng/phút, khi cần điều chỉnh để giảm lưu lượng hoặc áp suất bằng cách giảm tốc độ xuống còn 2.500 vòng/phút, thì công suất tiêu thụ chỉ còn 18kW. Như vậy nếu máy vận hành ở chế độ ít tải trong thời gian 15h/ngày, điện năng có thể tiết kiệm được khoảng 180kW/ngày. Hiệu suất chuyển đổi nguồn của các bộ biến tần rất cao, do sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn chế tạo theo công nghệ hiện đại, năng lượng tiêu thụ tương đương năng lượng yêu cầu của hệ thống nên hạn chất tổn thất.

Khi sử dụng biến tần với động cơ đồng bộ đã góp phần nâng cao hiệu suất làm việc của máy. Quá trình khởi động và dừng động hợp lý giúp cho tuổi thọ động cơ dài hơn, đồng thời an toàn, tiện lợi và việc bảo dưỡng động cơ ít hơn nên giảm số nhân công phục vụ, vận hành máy. Tiết kiệm điện năng ở mức tối đa trong quá trình khởi động và vận hành những máy có tải theo tốc độ. Ngoài ra máy có thể kết nối với máy tính ở trung tâm điều kiển, như vậy nhân viên vận hành có thể theo dõi được hoạt động của toàn bộ hệ thống và các thông số vận hành (áp suất, lưu lượng, vòng quay…), trạng thái làm việc cũng như cho phép điều chỉnh, chuẩn đoán, xử lý sự cố có thể xảy ra.

Áp dụng giải pháp công nghệ sử dụng bộ biến tần điều khiển tự động vào các khâu của quá trình sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ là sự lựa chọn tối ưu nhất để nâng cao hiệu suất làm việc và hiệu quả sản xuất. Tiết kiệm điện tiêu thụ bình quân cho mỗi động cơ khoảng 20-30% mà vẫn duy trì quá trình hoạt động sản xuất hoàn hảo. Vì vậy, nếu tất cả 50 nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, gốm trên địa bàn tỉnh sử dụng bộ biến tần vào các khâu sản xuất sẽ tiết kiệm khoảng 14 triệu kWh/năm.

(theo: Baobacninh)

Trích từ web www.hiendaihoa.com
( d)
Biến tần tiết kiệm hàng tỉ đồng tiền điện- 10 Tháng Tư 2014

Biến tần tiết kiệm hàng tỉ đồng tiền điện

Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chi phí về nhiên liệu đầu vào, trong đó điện sản xuất chiếm 12-13% tổng giá thành sản phẩm dệt may. Đặc biệt, tình trạng máy móc lạc hậu, thiếu ý thức tiết kiệm điện, nhiên liệu của doanh nghiệp còn đẩy chi phí này lên cao hơn, gây ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất.

 

dien
Máy biến tần vừa giúp tiết kiệm điện, vừa khắc phục được đứt sợi khi hết ca sản xuất tại các cơ sở dệt may

Ý thức được vấn đề này, Công ty CP Dệt lụa tại Nam Định đã thực hành tiết kiệm điện từ nhiều năm nay, làm lợi cho doanh nghiệp hàng chục tỉ đồng và góp phần giảm lượng điện tiêu hao, giảm tình trạng thiếu điện trên địa bàn.

Ông Phạm Văn Võ, Giám đốc điều hành Công ty CP Dệt lụa, cho biết: Theo chỉ đạo của Tổng công ty Dệt may Nam Định, cách đây 5 năm, mỗi công ty thành viên phải tự đánh giá các dây chuyền thiết bị, công nghệ để đưa ra kế hoạch cải tiến, nhằm sử dụng năng lượng hiệu quả. Đối với Công ty Dệt lụa, nguyên nhân quan trọng để duy trì, phát triển được như hôm nay là thực hành tiết kiệm, tăng hiệu quả ở mọi khâu sản xuất, trong đó tập trung vào tiết kiệm chi phí về điện năng.

Ông Võ cho biết từ năm 2009, vì giá thành biến tần đắt, để thuyết phục công ty mẹ và cả cán bộ, công nhân trong công ty, lãnh đạo Công ty Dệt lụa đã lắp đặt thử nghiệm 5 biến tần từ 21-24 kW với giá thành mỗi máy biến tần trên 100 triệu đồng. Ngay năm đầu, chỉ số tiêu thụ điện năng đã giảm 15% so với trước đây.

Từ thành công  này, ngay đầu năm 2010, Công ty Dệt lụa quyết định đầu tư trên 4 tỉ đồng lắp đặt máy biến tần ở cả 4 nhà máy thành viên là Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt, Nhà máy Nhuộm và Nhà máy Xe. Ở cả 4 nhà máy, điện năng tiêu thụ đều tiết kiệm từ 10-15% so với trước đây.

Với giá trị chi phí điện mỗi tháng trên 200 triệu đồng, nhờ tiết kiệm được 10-15% điện năng nên đến năm 2013, tổng số tiền tiết kiệm được từ điện của công ty đã lên tới trên 4 tỉ đồng, đủ bù khoản đầu tư mua, lắp máy biến tần và tiết kiệm chi phí tiền điện cho đầu tư sản xuất.

Kỉ luật nghiêm để tiết kiệm điện

Không chỉ tiết kiệm điện bằng lắp máy biến tần, Công ty CP Dệt lụa Nam Định còn áp dụng nguyên tắc thực hành tiết kiệm điện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi khâu sản xuất. Cũng từ năm 2010, công ty đồng loạt thay thế các bóng đèn chiếu sáng 36W dùng chấn lưu điện tử bằng loại bóng tiết kiệm T5 (26W). Loại bóng mới này có tuổi thọ cao, lên tới trên 10.000 giờ, điện năng tiêu thụ ít hơn nên đã làm lợi cho công ty hàng chục triệu đồng/năm. Ngoài ra, tại các phân xưởng, tổ máy đều tiến hành lắp đặt tấm sáng, sửa lại tường, mái để tận dụng ánh sáng tự nhiên nên các ca sản xuất ban ngày giảm được lượng bóng đèn chiếu sáng.

Chị Phạm Thị Hoa, công nhân tại Tổ 4, Nhà máy Sợi cho biết ngay từ năm 2009, công ty đã có quy định nếu ra khỏi xưởng, không làm việc mà để máy chạy, điện sáng thì mỗi công nhân trong ca sẽ bị phạt 50.000 đồng/lần. Hằng năm, công ty đều mời chuyên viên ngành điện về huấn luyện các kỹ năng về tiết kiệm điện, xây dựng quy định xử lý về vi phạm tiết kiệm điện trong Bảng nội quy của công ty. Đến nay, công ty cũng hoàn thành xây dựng quy định về quản lý năng lượng, là 1 trong 10 doanh nghiệp thực hiện tốt nhất quy trình kiểm toán về sử dụng năng lượng tại T.Nam Định.

Còn ông Trần Mạnh Sỹ, Phó giám đốc Điện lực T.Nam Định, cho biết từ thực tế hiệu quả đạt được tại Công ty CP Dệt lụa Nam Định, ngành điện lực Nam Định đã phát động các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khối dệt may trên địa bàn tham quan, học tập và thực hành tiết kiệm điện tại đây như một mô hình mẫu.

(theo: thanhnien)

Trích từ web www.hiendaihoa.com

( d)